Chuyển đến nội dung chính

Nguy cơ loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh

Bệnh loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50 – 59, 22% trong độ tuổi từ 60 – 69, 39% trong độ tuổi từ 70 – 79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên.

Nguyên nhân loãng xương là gì?

Loãng xương là do mất cân bằng chu trình tạo xương của cơ thể.

Trong suốt cuộc đời, cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới trong chu trình liên tục. Cho đến giữa những năm của độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì thì cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi hoóc môn trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.

Mãn kinh làm tăng mất xương

Mãn kinh thường xảy ra vào khoảng tuổi 50. Thay đổi chính trong thời kỳ này là lượng hoóc môn estrogen giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể. Ở nhiều phụ nữ mất xương trầm trọng làm cho xương yếu và giòn.

Các nguyên nhân khác gây loãng xương

Mãn kinh là tác động thường gặp nhất gây loãng xương và do khi phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (nơi sản xuất estrogen) cũng gây loãng xương. Tuy nhiên mất xương cũng có thể do bệnh khác hoặc các tác nhân khác như là dùng corticoid quá liều và kéo dài (corticoid thường được dùng để điều trị bệnh hen và bệnh khớp), các vấn đề về tuyến giáp trạng, ít vận động cơ, hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn.

Nguy cơ loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh
Nguy cơ loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh


Các biểu hiện của bệnh loãng xương?

Thông thường loãng xương xảy ra trong rất nhiều năm. Ở giai đoạn sớm bệnh loãng xương có thể không có biểu hiện gì hoặc bạn có thể bị đau âm ỉ ở xương hoặc cơ, thường là đau ở vùng thắt lưng hay cổ. Giai đoạn sau bạn có thể cam thấy đau chói xuất hiện đột ngột, dấu hiệu này có thể không lan nhưng tăng lên khi bạn mang các vật nặng tỳ lên vùng đó, thường giảm đau trong vòng một tuần, nhưng cơn đau lại xuất hiện trở lại và kéo dài trên 3 tháng. Chữa đau xương cụt ở đâu tốt nhất http://coxuongkhoppcc.com/chua-dau-xuong-cut-o-dau-tot-nhat.html

Bạn có thể bị gãy xương có thể là gãy cột sống chẳng hạn thậm chí không ngã hay chấn thương gì. Rất nhiều người loãng xương bị gãy cột sống gây chèn ép khi cúi gập người. Gãy xương có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau nhưng thường ở hông hay cổ tay.

Bệnh loãng xương có thể đe dọa khả năng độc lập của bạn

Thật vậy, bệnh loãng xương có thể gây gãy xương cột sống, cổ tay, hông hay các xương khác, khi các xương này bị gãy bạn sẽ trở thành người tàn tật và phải phụ thuộc. Gãy xương cổ tay ảnh hưởng đến công việc hàng ngày như đi chợ, nấu nướng, giặt quần áo…, gãy xương hông có thể gây tàn tật vĩnh viễn.

►Xem thêm: Hẹp ống sống

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa ung thư tủy xương

Để phòng ngừa ung thư tủy xương, bạn cần phải cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư tủy xương thì bạn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.  Việc tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe, giữ được vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối, làn da sáng mịn mà còn giúp bạn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thậm chí là phòng ngừa nhiều bệnh ung thư hiệu quả, kể cả ung thư tủy xương. Bạn không cần phải theo đuổi những bài tập khó khăn mà chỉ cần thực hiện theo những tư thế yoga hoặc các bài tập với cường độ và mức độ nhẹ để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư tủy xương. Ngoài ra, tập luyện thân thể thường xuyên còn giúp bạn giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe, làm chậm qu

Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân

Tổn thương các thành phần của bắp chân bao gồm cơ, mạch máu khiến người bệnh có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra. Thiếu canxi: canxi đóng vai trò trong quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu, điều hòa nhiều enzyme khác nhau nên nếu cơ thể bị thiếu vi chất này sẽ khiến tình trạng bắp chân bị đau mỏi . Khởi động không kỹ trước khi luyện tập cũng là nguyên nhân gây đau mỏi bắp chân. Hoặc luyện tập quá mức, quá sức sẽ dẫn đến tình trạng bắp chân nhức mỏi. Điều trị đau mỏi bắp chân Để giảm đau mỏi bắp chân, người bệnh nên thả lỏng cơ, làm ấm cơ và xoa bóp. Nên giảm các hoạt động mạnh, quá sức, không nên đứng lâu, ngồi lâu một chỗ. Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Trước khi luyện tập nên khởi động đúng cách. Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân Đồng thời có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi, magie cho cơ thể, cần hạn