Chuyển đến nội dung chính

Viêm quanh khớp vai đơn thuần là gì?

Viêm quanh khớp vai đơn thuần hay còn gọi là viêm quanh khớp vai thông thường là một bệnh lý được đặc trưng với những cơn đau khớp vai, kèm theo đó là các hạn chế vận động khớp vai điều này khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. 

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm quanh khớp vai có nhiều nhưng các nguyên nhân như thoái hóa gân, viêm nhiễm các phần mềm quanh vai là chính.

Viêm quanh khớp vai thông thường là một thể hay gặp nhất trong bệnh viêm quanh khớp vai và chiếm tới khoảng 90% số bệnh nhân. Vậy nên, người bệnh nên có các phương pháp thích hợp để điều trị căn bệnh này khi mắc phải.

Đến đây, câu trả lời cho câu hỏi viêm quanh khớp vai là gì đã được trả lời, mỗi người đã có một cái nhìn sơ khai nhất về căn bệnh này cũng như trang bị được một kiến thức cơ bản nhất.

Nguyên nhân


Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm quanh khớp vai, sau đây là một số nguyên nhân chính:

Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay: Hai căn bệnh này có thể không gây lắng động calci nhưng có thể gây đứt gân, rách gân chóp xoay. Việc đứt và rách gân gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho khu vực quanh khớp vai.

Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai: Gây nhiễm trùng , tác động trực tiếp tới các mô mềm, gân, cơ chằng, hạn chế vận động, gây nhức nhối.

Viêm bao bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay: Hiện tượng viêm dẫn tới đau nhức, hạn chế vận đông của khớp cánh tay, không chỉ vậy, nó còn khiến cho khu vực bị viêm tấy đỏ, sưng đau.


Triệu chứng


Bệnh viêm quanh khớp vai có một số triệu chứng cơ bản và thường gặp ở mọi đối tượng bệnh; thông thường có hai triệu chứng hay gặp là triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể.

Triệu chứng cơ năng: Các hiện tượng như đau mỏm cùng vai, đau xung quanh khớp vai, vùng cơ delta, các vận động bị hạn chế vì đau, những cơn đau đến theo từng đợt và sẽ kết thúc khi được nghỉ ngơi thư giãn.

Triệu chứng thực thể: Khi người bị đau quanh khớp vai đơn thuần đi khám sẽ có những điểm đau nhói khi ấn vào khu vực dưới mỏm cùng vai, chỗ tổn thương của gân. Các vận động dạng gấp, duỗi hay dang tay nên hạn chế vận động tránh gây nên những đau đớn cho người bệnh.

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần khi đi khám sẽ không tìm thấy bất cứ một tổn thương nào của vai, nói cách khác các hoạt động của vai hoàn toàn bình thường. Tất cả mọi triệu chứng đau là do các tổn thương của dây chằng, viêm gân, cơ…

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiếp tục tái bệnh sau một thời gian bệnh ngừng và sẽ dai dẳng gây đau đớn cho người bệnh.

Giống như các bệnh xương khớp, bệnh viêm quanh khớp vai đơn thuần có hai phương pháp điều trị chính đó là: sử dụng phương pháp Tây y và sử dụng phương pháp Đông y.



Sử dụng phương pháp Tây y chữa trị đau vai gáy thường là sử dụng các loại thuốc giảm đau, các thuốc chống viêm, chống co thắt… Các thuốc này nhanh chóng mang lại hiệu quả cho người bệnh nhưng khi không có sự hướng dẫn của bác sỹ thì không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc. Nếu lạm dụng thuốc Tây y trong quá trình điều trị bệnh viêm quanh khớp vai người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ không đáng có.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như chườm lạnh, sử dụng tia hồng ngoại, kích thích điện, xoa bóp, kéo dãn… Để có kết quả nhanh chóng, người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.

Bệnh nặng người bệnh phải tiến hành phẫu thuật, phẫu thuật có thể là sử dụng mổ laze hoặc mổ phanh, tuy nhiên phương pháp mổ laze vừa nhanh chóng phục hồi lại có thể giảm đau đớn cho người bệnh.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa ung thư tủy xương

Để phòng ngừa ung thư tủy xương, bạn cần phải cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư tủy xương thì bạn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.  Việc tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe, giữ được vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối, làn da sáng mịn mà còn giúp bạn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thậm chí là phòng ngừa nhiều bệnh ung thư hiệu quả, kể cả ung thư tủy xương. Bạn không cần phải theo đuổi những bài tập khó khăn mà chỉ cần thực hiện theo những tư thế yoga hoặc các bài tập với cường độ và mức độ nhẹ để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư tủy xương. Ngoài ra, tập luyện thân thể thường xuyên còn giúp bạn giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe, làm chậm qu

Nguy cơ loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh

Bệnh loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại.  Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50 – 59, 22% trong độ tuổi từ 60 – 69, 39% trong độ tuổi từ 70 – 79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên. Nguyên nhân loãng xương là gì? Loãng xương là do mất cân bằng chu trình tạo xương của cơ thể. Trong suốt cuộc đời, cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới trong chu trình liên tục. Cho đến giữa những năm của độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì thì cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi hoóc môn trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.

Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân

Tổn thương các thành phần của bắp chân bao gồm cơ, mạch máu khiến người bệnh có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra. Thiếu canxi: canxi đóng vai trò trong quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu, điều hòa nhiều enzyme khác nhau nên nếu cơ thể bị thiếu vi chất này sẽ khiến tình trạng bắp chân bị đau mỏi . Khởi động không kỹ trước khi luyện tập cũng là nguyên nhân gây đau mỏi bắp chân. Hoặc luyện tập quá mức, quá sức sẽ dẫn đến tình trạng bắp chân nhức mỏi. Điều trị đau mỏi bắp chân Để giảm đau mỏi bắp chân, người bệnh nên thả lỏng cơ, làm ấm cơ và xoa bóp. Nên giảm các hoạt động mạnh, quá sức, không nên đứng lâu, ngồi lâu một chỗ. Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Trước khi luyện tập nên khởi động đúng cách. Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân Đồng thời có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi, magie cho cơ thể, cần hạn