Chuyển đến nội dung chính

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là căn bệnh tương đối nguy hiểm, nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động, thậm chí là phá hủy khớp, gây tàn phế nguy hại đến sức khỏe người bệnh về lâu dài.


Tràn dịch khớp gối là hiện tượng dịch trong khớp gối quá nhiều khiến cho khớp gối bị phù nề, gây ra đau đớn cho bệnh nhân đặc biệt là khi vận động mạnh. Các chấn thương (gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt các dây chằng khớp gối như dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau), bệnh lý về khớp (nhiễm khuẩn khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp ở khớp gối, bệnh gút ở khớp gối, viêm bao hoạt dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính) hay thừa cân gây áp lực lên khớp gối,… được xác định là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối phổ biến.

Triệu chứng tràn dịch khớp gối


Để chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối người ta thường căn cứ vào các mốc xương 2 bên đầu gối: Bên bị sẽ thường sưng to hơn bên lành. Bên cạnh đó, các cử động xương khớp cũng bị hạn chế không còn mềm dẻo và linh hoạt nữa. Các cơn đau xuất hiện tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện với mức độ khác nhau.

Ngoài ra, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu và chọc hút dịch khớp là những thao tác cần thực hiện để xác định chính xác bản chất, tình trạng và các tổn thương khác nếu có, giúp quá trình chữa trị mang lại hiệu quả cao hơn

Theo Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối thường chẩn đoán do chứng tý, thấp nhiệt.

Bệnh nhân có thể dùng bài: Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm nhằm ôn bổ thận dương, tư bổ chân vị âm để tiêu độc khỏe lưng gối, gân cốt. Bài tả quy hoàn gia thêm đào nhân, hồng hoa, mỗi thứ 3 đồng cân để hoạt huyết hóa ứ, xích thược, xuyên khung 1 đồng cân, để hoạt huyết.

Các bài thuốc Đông y chữa tràn dịch khớp gối được coi là an toàn hiệu quả hơn cả bởi phương pháp này sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên, điều trị theo hướng biện chứng luận trị loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây ra bệnh.



Bệnh tràn dịch khớp gối khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề như:

Viêm khớp gối: Dịch khớp quá nhiều nếu không được loại bỏ sẽ tạo thành ổ viêm trong khớp gối gây đau nhức, phá hỏng khớp gối.

U nang bao hoạt dịch: Đây là tình trạng khá phổ biến khi bao dịch khớp bị tổn thương, dịch khớp tràn ra và không loại bỏ sẽ đân hình thành những u nang ngay bên trong khớp gối. Liệt chi, teo cơ: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh tràn dịch khớp gối.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa ung thư tủy xương

Để phòng ngừa ung thư tủy xương, bạn cần phải cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư tủy xương thì bạn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.  Việc tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe, giữ được vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối, làn da sáng mịn mà còn giúp bạn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thậm chí là phòng ngừa nhiều bệnh ung thư hiệu quả, kể cả ung thư tủy xương. Bạn không cần phải theo đuổi những bài tập khó khăn mà chỉ cần thực hiện theo những tư thế yoga hoặc các bài tập với cường độ và mức độ nhẹ để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư tủy xương. Ngoài ra, tập luyện thân thể thường xuyên còn giúp bạn giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe, làm chậm qu

Nguy cơ loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh

Bệnh loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại.  Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50 – 59, 22% trong độ tuổi từ 60 – 69, 39% trong độ tuổi từ 70 – 79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên. Nguyên nhân loãng xương là gì? Loãng xương là do mất cân bằng chu trình tạo xương của cơ thể. Trong suốt cuộc đời, cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới trong chu trình liên tục. Cho đến giữa những năm của độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì thì cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi hoóc môn trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.

Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân

Tổn thương các thành phần của bắp chân bao gồm cơ, mạch máu khiến người bệnh có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra. Thiếu canxi: canxi đóng vai trò trong quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu, điều hòa nhiều enzyme khác nhau nên nếu cơ thể bị thiếu vi chất này sẽ khiến tình trạng bắp chân bị đau mỏi . Khởi động không kỹ trước khi luyện tập cũng là nguyên nhân gây đau mỏi bắp chân. Hoặc luyện tập quá mức, quá sức sẽ dẫn đến tình trạng bắp chân nhức mỏi. Điều trị đau mỏi bắp chân Để giảm đau mỏi bắp chân, người bệnh nên thả lỏng cơ, làm ấm cơ và xoa bóp. Nên giảm các hoạt động mạnh, quá sức, không nên đứng lâu, ngồi lâu một chỗ. Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Trước khi luyện tập nên khởi động đúng cách. Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân Đồng thời có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi, magie cho cơ thể, cần hạn