Chuyển đến nội dung chính

Đau thắt lưng

Đau lưng cấp tính thường xảy ra đột ngột, có thể sau một chấn thương do hoạt động thể thao hoặc sau khi nâng vật nặng. Nếu cơn đau kéo dài hơn 3 tháng gọi là đau mạn tính. Khi tình trạng của bạn không được cải thiện trong vòng 3 ngày bạn cần đến gặp chuyên gia về xương khớp để được khám và điều trị kịp thời.


Đau thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Thắt lưng bị đau thường ở vị trí thấp phía sau lưng, cơn đau có thể đến dồn dập, đau có cảm giác như bị dao đâm nhưng cũng có khi âm ỉ trong một thời gian dài. Cơn đau thường gây ra những hậu quả nặng nề, làm người bệnh không thể đứng thẳng, thậm chí di chuyển cũng rất khó khăn.

Những loại đau lưng do nâng vật nặng hoặc tập thể dục quá sức thường do sự căng cơ gây ra. Tuy nhiên có nguyên nhân đau lưng do liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau lan từ lưng xuống tới chân, thường gọi là đau thần kinh tọa.

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo về một cơn đau lưng sắp xảy ra như tiểu tiện không kiểm soát, chân bỗng nhiên yếu đi, sốt, đau khi ho hoặc đi tiểu....

Nguyên nhân gây đau lưng có rất nhiều, dưới đây là một trong những lý do dẫn đến đau thắt lưng:


Do tính chất công việc

Nếu công việc của bạn phải vận động nhiều, đặc biệt phải làm những việc như nâng, kéo hoặc có những động tác khiến cột sống của bạn bị xoắn, điều này làm tăng nguy cơ bạn sẽ bị đau lưng. Nhiều người cho rằng nếu ít vận động nhiều, sẽ không bị đau lưng, điều này hoàn toàn sai lầm.

Những người làm công việc bàn giấy cũng có nguy cơ bị đau lưng. Nếu bạn ngồi không thoải mái, không đúng tư thế hoặc có xu hướng ngồi làm cột sống bị cong, đau lưng rất dễ “hỏi thăm”.

Túi xách là nguyên nhân gây đau lưng

Việc đeo cặp, túi xách hay balô rất phổ biến và bình thường đối với mọi người. Tuy nhiên nếu những chiếc cặp, túi xách đó quá nặng và thường xuyên phải mang vác theo người sẽ ảnh hưởng tới hệ xương của bạn. Nó sẽ gây áp lực lên cột sống, gây đau lưng, đau cổ, vai, gáy, nặng sẽ làm lệch cột sống.

Một trong những tư thế mà các chuyên gia xương khớp, chấn thương chỉnh hình thường khuyên các bệnh nhân của mình rằng nên giữ thẳng cột sống, san đều vật nặng vào 2 bên vai. Trong trường hợp phải mang vác, nên đeo cân bằng hoặc sử dụng những loại túi kéo như vali có bánh xe.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá khả năng chịu đựng của hệ xương khớp, sẽ làm xương khớp phải chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến khung xương của cơ thể, thậm chí trở nên lệch lạc.



Những thực phẩm gây tích mỡ còn làm giảm khả năng hấp thu canxi và phospho của cơ thể, làm xương yếu đi. Béo phì còn làm con người trở nên lười biếng, ít vận động, hệ xương khớp không được củng cố, ngày càng suy giảm chất lượng.

Tập thể dục quá sức

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau lưng. Khi tập các môn thể thao, kể cả môn đánh golf, tưởng như chỉ cần sự tập trung và ít sử dụng cơ bắp, sự căng cơ vẫn có thể xảy ra. Đó là do cơ bắp bị căng quá mức dẫn tới chứng đau lưng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng do tập thể thao hoặc lao động là do phân bố thời gian không hợp lý.



Do quá bận rộn với công việc, nhiều người thường chỉ dành cuối tuần tập thể dục với cường độ cao, thời gian dài tới 3-4 tiếng. Cách tập này rất phản khoa học và không hiệu quả. Nó làm cơ thể dễ bị tổn thương đặc biệt là hệ xương khớp, dễ gây đau lưng. Tốt nhất nên tập thể dục đều đặn, hàng ngày, tránh tập quá sức, dồn vào một thời điểm, trước khi tập thể thao nên tập những động tác khởi động phù hợp để tránh chấn thương.

Sai tư thế

Các chuyên gia xương khớp cho biết, một tư thế đúng làm giảm nguy cơ bị đau xương khớp. Đó là đứng thẳng, khi nâng vật nặng cần dùng lực của cánh tay, không cúi nâng vật nặng, san đều trọng lượng sang 2 bên vai hoặc tay, không tập trung nâng vật nặng bằng 1 tay. Khi đứng không chỉ cần giữ lưng thẳng mà cần giữ trọng lượng cân bằng trên cả hai chân. Ngồi cần thẳng lưng, tốt nhất nên dựa nhẹ vào ghế.

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm, có tác dụng làm cột sống của cơ thể chuyển động nhịp nhàng. Khi đĩa đẹm này bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống gọi là bị thoát vị đĩa đệm. Thoát bị đĩa đệm có thể xảy ra do đĩa đệm bị thoái hóa ( tuổi cao), do chấn thương....

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của cột sống, nhưng thường gặp nhất là thoát vị ở phần lưng và gây ra các cơn đau lưng hay đau thắt lưng.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa ung thư tủy xương

Để phòng ngừa ung thư tủy xương, bạn cần phải cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư tủy xương thì bạn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.  Việc tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe, giữ được vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối, làn da sáng mịn mà còn giúp bạn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thậm chí là phòng ngừa nhiều bệnh ung thư hiệu quả, kể cả ung thư tủy xương. Bạn không cần phải theo đuổi những bài tập khó khăn mà chỉ cần thực hiện theo những tư thế yoga hoặc các bài tập với cường độ và mức độ nhẹ để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư tủy xương. Ngoài ra, tập luyện thân thể thường xuyên còn giúp bạn giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe, làm chậm qu

Nguy cơ loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh

Bệnh loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại.  Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50 – 59, 22% trong độ tuổi từ 60 – 69, 39% trong độ tuổi từ 70 – 79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên. Nguyên nhân loãng xương là gì? Loãng xương là do mất cân bằng chu trình tạo xương của cơ thể. Trong suốt cuộc đời, cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới trong chu trình liên tục. Cho đến giữa những năm của độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì thì cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi hoóc môn trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.

Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân

Tổn thương các thành phần của bắp chân bao gồm cơ, mạch máu khiến người bệnh có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra. Thiếu canxi: canxi đóng vai trò trong quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu, điều hòa nhiều enzyme khác nhau nên nếu cơ thể bị thiếu vi chất này sẽ khiến tình trạng bắp chân bị đau mỏi . Khởi động không kỹ trước khi luyện tập cũng là nguyên nhân gây đau mỏi bắp chân. Hoặc luyện tập quá mức, quá sức sẽ dẫn đến tình trạng bắp chân nhức mỏi. Điều trị đau mỏi bắp chân Để giảm đau mỏi bắp chân, người bệnh nên thả lỏng cơ, làm ấm cơ và xoa bóp. Nên giảm các hoạt động mạnh, quá sức, không nên đứng lâu, ngồi lâu một chỗ. Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Trước khi luyện tập nên khởi động đúng cách. Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân Đồng thời có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi, magie cho cơ thể, cần hạn