Chuyển đến nội dung chính

Thấp khớp thì cần kiêng ăn gì?

Người bị bệnh thấp khớp nên kiêng ăn phủ tạng động vật, hạn chế thực phẩm chứa đạm động vật, thịt đỏ. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

Không nên ăn thực phẩm quá mặn (lượng muối không quá 10g/ngày), hạn chế đồ uống ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao.

Những thực phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo cũng nên được cắt giảm tối đa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tránh các đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu mỡ.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng và các sản phẩm làm tình trạng viêm đau trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt nên hạn chế tối đa. Ngô có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. Những thực phẩm giàu axit oxalic như việt quất, mận, củ cải cũng nên hạn chế.

Bệnh nhân thấp khớp cũng cần phải kiêng ăn những loại thực phẩm có tính nóng, nhiệt như: gừng, tỏi, ớt…

Thấp khớp thì cần kiêng ăn gì?
Thấp khớp thì cần kiêng ăn gì?


Người bị bệnh thấp khớp trong quá trình hỗ trợ điều trị cần phải cắt giảm những món chứa nhiều tinh bột bởi bệnh nhân ăn nhiều tinh bột như bột mì sẽ khiến tình trạng viêm khớp tăng nặng hơn.

Bệnh nhân không nên sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là không nên uống cà phê, soda, các loại rượu bia. Trong cà phê có chứa caffein là chất khiến triệu chứng viêm thêm tồi tệ hơn. Riêng soda sẽ làm cho những cơn đau nhức do thấp khớp tăng nặng thêm.

Bệnh nhân bị thấp khớp nên ăn gì?

Đối với những người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng để làm giảm tối đa những chấn động và áp lực trên khớp. Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị thấp khớp thì nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể dung nạp tốt hơn.

Bệnh nhân bị bệnh thấp khớp thì thức ăn càng đa dạng càng tốt. Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là đối với những người thường xuyên bị táo bón.

Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe. Bữa ăn nên sử dụng dầu cá thay mỡ bởi nó có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.

Bổ sung thêm vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.

Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...

Đây là một số thực phẩm mà người bệnh thấp khớp nên kiêng. Khi mắc căn bệnh này đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng ăn các loại thực phẩm trên suốt đời nếu như không muốn tình trạng bệnh của mình tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa ung thư tủy xương

Để phòng ngừa ung thư tủy xương, bạn cần phải cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư tủy xương thì bạn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.  Việc tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe, giữ được vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối, làn da sáng mịn mà còn giúp bạn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thậm chí là phòng ngừa nhiều bệnh ung thư hiệu quả, kể cả ung thư tủy xương. Bạn không cần phải theo đuổi những bài tập khó khăn mà chỉ cần thực hiện theo những tư thế yoga hoặc các bài tập với cường độ và mức độ nhẹ để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư tủy xương. Ngoài ra, tập luyện thân thể thường xuyên còn giúp bạn giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe, làm chậm qu

Nguy cơ loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh

Bệnh loãng xương ở lứa tuổi mãn kinh thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại.  Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50 – 59, 22% trong độ tuổi từ 60 – 69, 39% trong độ tuổi từ 70 – 79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên. Nguyên nhân loãng xương là gì? Loãng xương là do mất cân bằng chu trình tạo xương của cơ thể. Trong suốt cuộc đời, cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới trong chu trình liên tục. Cho đến giữa những năm của độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì thì cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi hoóc môn trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.

Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân

Tổn thương các thành phần của bắp chân bao gồm cơ, mạch máu khiến người bệnh có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra. Thiếu canxi: canxi đóng vai trò trong quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu, điều hòa nhiều enzyme khác nhau nên nếu cơ thể bị thiếu vi chất này sẽ khiến tình trạng bắp chân bị đau mỏi . Khởi động không kỹ trước khi luyện tập cũng là nguyên nhân gây đau mỏi bắp chân. Hoặc luyện tập quá mức, quá sức sẽ dẫn đến tình trạng bắp chân nhức mỏi. Điều trị đau mỏi bắp chân Để giảm đau mỏi bắp chân, người bệnh nên thả lỏng cơ, làm ấm cơ và xoa bóp. Nên giảm các hoạt động mạnh, quá sức, không nên đứng lâu, ngồi lâu một chỗ. Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Trước khi luyện tập nên khởi động đúng cách. Tìm hiểu bệnh đau mỏi bắp chân Đồng thời có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi, magie cho cơ thể, cần hạn